Chuông gió trong tiếng Nhật còn được gọi là Furin, "Fu" mang ý nghĩa là gió và "Rin" là chuông. Chuông gió có dạng hình tròn gắn kèm một vật nặng treo vào ngay giữa lồng chuông giúp chuông tạo ra âm thanh khi có gió làm nó chuyển động. Phía dưới chuông thường sẽ được treo một tờ giấy nhỏ để viết những điều ước tốt lành vào đó, khi tiếng chuông vang lên sẽ đồng nghĩa điều ước đã được các vị thần linh chứng giám.
Thông thường ở Nhật, chuông gió sẽ được treo ở bên trong nhà, gần cửa sổ hoặc dưới mái hiên. Những vị trí đó sẽ giúp chuông đón được gió và góp phần làm tiếng chuông trong hơn, rộn ràng hơn và vui tươi hơn. Chuông gió Furin còn được coi là biểu tượng cho mùa hè Nhật Bản, mỗi tiếng chuông reo lên như báo hiệu một cơn gió mát đã ghé qua, xua bớt khí trời hanh nóng.
Chuông gió Furin bắt nguồn từ Ấn Độ và du nhập vào Nhật Bản từ thế kỷ 12. Tiền thân của Furin là một loại chuông có tên Futaku (chuông treo). Dưới thời Edo, những chiếc chuông gió Edo - Furin làm bằng gốm sứ, trang trí họa tiết sơn. Đến thế kỷ 19, chiếc chuông gió Furin bằng thủy tinh được ra đời - đánh dấu sự có mặt của chiếc chuông gió mang đậm nét Nhật Bản.
Ngày nay, Chuông gió Furin được tạo ra với nhiều hình dáng khác nhau như lồng đèn, ngôi đền, con cá, hoa anh đào… và được trang trí với nhiều màu sắc khác nhau như đỏ, xanh lam, vàng, trắng… Mỗi màu sắc trên chuông gió đều mang một ý nghĩa riêng theo chủ ý của người chế tác hoặc người tặng. Chẳng hạn màu đỏ tượng trưng cho mặt trời soi sáng giúp xua đuổi đi những điều xấu xa, tà ma, xanh lam nhẹ diệu tượng trưng cho biển cả và bầu trời bao la, hay sắc xanh lục đại diện cho cỏ cây, hoa lá mang lại một bầu không khí trong mát, dễ chịu với hi vọng luôn được mạnh khỏe, không bệnh tật ốm đau. Và những quả chuông màu trắng như hiện thân của màu áo cưới tinh khôi, biểu tượng của những cặp đôi yêu nhau….
Ngoài ý nghĩa là vật trang trí dùng để tạo ra âm thanh bắt tai, chuông gió Furin còn được coi là vật bảo vệ chống lại các dịch bệnh và xua đuổi tà ma. Bên cạnh đó, chuông gió Furin còn tượng trưng cho sự may mắn, thuận lợi. Hình ảnh Furin treo trước hiên nhà được coi như lá bùa may mắn, mang lại cảm giác bình an cho gia chủ. Người Nhật tin rằng, âm thanh của những chiếc chuông gió có thể giúp xoa dịu đi cái nóng oi bức của mùa hè và có thể gọi gió đến làm dịu mát cỏ cây, đất trời.
Ý nghĩa cuối cùng nhưng vô cùng quan trọng phải kể đến đó chính là thông điệp gắn kết tình yêu của những cặp đôi yêu nhau mà Furin mang lại. Người Nhật cho rằng, khi người con gái hoặc con trai lạc mất nhau, một trong hai người sẽ rung lên từng hồi chuông Furin để chỉ đường dẫn lối cho một nửa kia của mình trở về. Furin xuất hiện chính là cầu nối, là đại diện cho tình yêu lứa đôi, của những cảm xúc mãnh liệt và niềm tin về một cái kết viên mãn, có hậu.
Hàng năm, lễ hội Furin được tổ chức vào ngày 20 tháng 7 tại đền Kawasaki Daishi thành phố Tokyo. Lễ hội thu hút hàng ngàn du khách từ khách nơi đổ về chiêm ngưỡng với có hơn 800 loại chuông gió Furin và 30 000 chiếc đủ màu sắc, hình dáng từ khắp nơi trên đất nước được mang ra triễn lãm, bày bán.
Nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về văn hóa, công nghệ, con người, giáo dục và nhiều điều thú vị khác về Nhật Bản thì đừng bỏ qua những khóa học tiếng Nhật tại LOD – Daietsu nhé! Liên lạc vào hotline 0865 855 508 – 0865 855 510 hoặc Fanpage Trung tâm đào tạo ngoại ngữ Daietsu - LOD để được tư vấn miễn phí.