Giỏ hàng

Kodomo no Hi (こどもの 日) - Ý nghĩa ngày Tết thiếu nhi Nhật Bản

Tết thiếu nhi Nhật Bản được gọi là こどもの日 Kodomo no Hi, ngày l này mang ý nghĩa cu chúc cho tt c tr em luôn được khỏe mạnh và hạnh phúc. Mỗi quốc gia có phong tục đặc trưng riêng nên mỗi ngày lễ cũng sẽ có nét độc đáo riêng biệt. Hãy cùng LOD - Daietsu tìm hiểu xem ngày lễ này của Nhật Bản có nguồn gốc như thế nào và những hoạt động thú vị gì được diễn ra nhé.

Tết Thiếu nhi – Kodomo no Hi có nguồn gốc từ Tiết Đoan Ngọ. Ở Nhật, Tiết Đoan Ngọ được gọi là Tango no Sekku diễn ra vào ngày 5 tháng 5 âm lịch. Tuy nhiên, từ khi Nhật Bản chuyển sang sử dụng dương lịch vào năm 1873, ngày lễ này cũng được chuyển sang tổ chức vào ngày 5 tháng 5 dương lịch. 

Ban đầu, Tango no Sekku được tổ chức với ý nghĩa đặc biệt dành cho các bé trai vì các bé gái đã có một ngày lễ riêng là Hina Matsuri được tổ chức trước đó vào ngày 3 tháng 3. Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, vào năm 1948, Tango no Sekku được đặt chính thức đặt tên là “Kodomo no Hi” với ý nghĩa tốt đẹp dành cho các bé trai lẫn các bé gái mặc dù các tập tục liên quan đến “Tango no Sekku” vẫn được lưu giữ gần như nguyên vẹn. Trong ngày này, trẻ em Nhật Bản được vui chơi thỏa thích và nhận những lời chúc tốt đẹp nhất của mọi người.

Đến Nhật vào ngày Tết thiếu nhi, các bạn sẽ được nhìn thấy những lồng đèn, cờ cá chép Koinobori được treo ngoài trời, đu đưa theo gió. Khi gió nổi lên, không khí tràn vào đầy miệng cá, bạn sẽ thấy chúng như đang bơi lội trong không trung. Sở dĩ lựa chọn hình ảnh cá chép bởi vì trong thần thoại Trung Quốc có sự tích về hình ảnh cá chép bơi ngược dòng trở thành một con rồng. Vì thế, mọi người tin rằng cờ cá chép mang lại may mắn cho sự phát triển của trẻ em, giống như việc cá chép bơi lên thượng nguồn dòng nước, vượt qua thác cao thể hiện cho sức mạnh và năng lượng to lớn.

Một bộ cờ cá chép truyền thống bao gồm cá chép đen, đỏ và xanh từ trên xuống. Màu đen tượng trưng cho người cha, màu đỏ tượng trưng cho người mẹ và màu xanh tượng trưng cho đứa trẻ. Cờ cá chép thường bắt đầu được treo vào khoảng ngày xuân phân, tuy nhiên có nhiều gia đình trưng bày nó cho đến hết Tuần lễ Vàng hoặc đến đầu tháng Sáu.

Vào ngày Tết thiếu nhi, trẻ em Nhật Bản sẽ được tắm với nước đun từ loại cây Shobu (菖蒲 )với ngụ ý cha mẹ muốn con trẻ lớn lên mạnh mẽ, biết đấu tranh chống lại cái ác, bảo vệ chính nghĩa để đạt được thành công. Ngoài việc dùng làm nước tắm tốt cho sức khỏe thì cây Shobu là cây mà ngày xưa tổ tiên người Nhật dùng làm thuốc, trừ tà.

Sau khi tắm bằng lá Shobu, các bạn nhỏ sẽ được 2 loại bánh đặc trưng được làm từ gạo nếp là Kashiwa Mochi(柏餅) và Chimaki (粽). Bánh Kashiwa Mochi được làm từ bột nếp mochi bọc nhân đậu đỏ và gói bằng lá sồi bên ngoài. Bánh Chimaki cũng là bánh được làm từ bột nếp tuy nhiên nó được gói bằng lá tre. Chọn 2 loại cây này vì cây sồi và cây tre tượng trưng cho sức mạnh và một cuộc sống thành công. Vì thế, người dân Nhật Bản tin rằng những chiếc bánh này sẽ mang lại điều may mắn về tài lộc cho con cháu của họ. 

Một nét đặc trưng không thể thiếu của ngày Kodomo no Hi chính là các gia đình Nhật Bản còn trưng bày những con búp bê Kintaro (tiếng Hán: Kim Thái Lang). Đây là nhân vật một vị anh hùng thiếu nhi trong truyền thuyết Nhật Bản, nổi tiếng có sức mạnh phi thường khi còn nhỏ, tựa như mẫu hình Thánh Gióng của Việt Nam. Kintaro trong truyền thuyết đã cưỡi một con cá chép lớn, trên đầu đội mũ sắt của võ sĩ (gọi là Kabuto). Hình ảnh mũ sắt (Kabuto) và võ sĩ Kintaro là biểu tượng cho một bé trai khỏe khoắn và mạnh mẽ. 

Nguồn: Tổng hợp

Contact Me on messenger