Giỏ hàng

Kiếm đạo - Tinh thần thượng võ trong văn hóa Nhật Bản

Kiếm đạo là một trong những hình thức văn hóa lâu đời tại xứ Phù Tang. Không cầu kỳ như trà đo hay bí ẩn như hương đo, kiếm đạo Nhật bản (Kendo) gắn liền với tinh thn võ sĩ đo, được xem là biểu tượng cho khí thế hiên ngang của toàn dân tộc.

Kendo (剣道)được hiểu là “đạo của kiếm sĩ” với tư tưởng rèn luyện nhân cách con người qua nguyên tắc sử dụng cây kiếm. Mục đích của tập luyện Kendo chính là nâng cao thể lực, tinh thần cũng như phát triển văn hóa Nhật Bản, tính cách, trau dồi nghị lực.

Kendo được tập luyện với bộ trang phục truyền thống của Nhật Bản (áo khoác Keikogi và Hakama) và thường sử dụng một (hoặc đôi khi là hai) thanh kiếm tre Shinai (竹刀). Ngoài ra, còn có một số dụng cụ khác như mũ bảo hộ, găng tay bảo hộ, giáp ngực và giáp bảo vệ vùng thắt lưng với hông.

Áo khoác Kekogi

Keikogi còn có tên gọi khác là Uwagi, đây là loại áo nằm ở phần trên trang phục tập luyện và thi đấu Kendo. Kendo được làm từ chất liệu nhẹ, thoáng mát với lớp bông dày giữa hai mảnh áo nhằm bảo vệ cơ thể khỏi tổn thương khi va đập mạnh.

Bên cạnh đó, thiết kế của Keikogi khá rộng rãi, điều này giúp việc di chuyển trở nên linh hoạt và dễ dàng hơn. Đặc biệt, ống tay áo dài và bao trọn phần khuỷu tay tạo nên cảm giác thoải mái trong quá trình luyện tập và thi đấu.

Cùng với đó, phần cổ Keikogi cũng được thiết kế vừa khít với cổ của người mặc. Về màu sắc, Keikogi thường sở hữu nhiều màu sắc khác nhau, trong đó phổ biến nhất là màu xanh và màu trắng.

Trang phục Hakama

Hakama phù hợpđể luyện tập Kendo vì đảm bảo sự lưu thông không khí xung quanh chân và các bộ phận ở phần dưới cơ thể, giúp việc di chuyển trở nên thuận lợi hơn.

Hakama gồm bảy nếp gấp tượng trưng cho bảy tính cách của người võ sĩ, đó là can đảm (Yuki), nhân ái (Jin), ngay thẳng (Gi), lịch thiệp (Rei), trung thực (Makoto), trung thành (Chugi) và danh dự (Meiyo).

Về cơ bản, kiếm đạo được thể hiện trong 4 chữ Khí, Kiếm, Thể, Nhất. Khí là khí công, kiếm là vũ khí, thể là thể lực và nhất là hợp nhất. Luyện Kendo phải làm sao cho chân khí nhập vào kiếm, phối hợp với sức mạnh cơ thể để những uy lực đó trở thành một.

Kiếm đạo không chỉ là câu chuyện về kỹ thuật dùng kiếm mà còn hướng người luyện tập đến những đức tính cao đẹp hơn. Điển hình là năm đạo gồm nhân đức, công bằng chính trực, tư cách cao thượng, trí tuệ minh mẫn, trung tín.

  • Nhân đức: học Kendo để thực hiện mục tiêu nhân đức, tự cảm hóa và cảm hóa cho người khác, hướng đến sự nhân hậu;
  • Công bằng chính trực: bênh vực những kẻ cô thế, công bằng và tôn trọng lẽ phải;
  • Tư cách cao thượng: giữ mình ở trên những hận thù nhỏ nhen;
  • Trí tuệ minh mẫn: nhận định được lẽ phải và sự tốt đẹp ở đời;
  • Trung tín: luôn có lòng trung thành với mục tiêu cao cả, với đạo lý và giữ chữ tín ở đời.

Luyện tập kiếm đạo nghiêm túc và đúng đắn chính là con đường hoàn thiện và phát triển bản thân, rèn luyện cả về tinh thần và trí tuệ. Do đó, kiếm đạo ngày nay đã vượt ngoài ranh giới Nhật Bản, đón nhận sự yêu mến rộng rãi trên khắp thế giới.

Để tìm hiểu nhiều hơn về văn hóa, khoa học, công nghệ và những điều thú vị khác của đất nước mặt trời mọc, các bạn hãy tham gia những khóa học tiếng Nhật tại LOD - Daietsu nhé! Gọi ngay hotline 086 585 5508 - 086 585 5510 hoặc liên hệ tới trang Fanpage Trung tâm ngoại ngữ Daietsu - LOD để được tư vấn ngay hôm nay bạn nhé!

Contact Me on messenger