Giỏ hàng

Đặc sắc nghệ thuật thư pháp Nhật Bản

Nghệ thuật thư pháp Nhật Bản (tiếng Nhật gọi là Shodo) là một trong những loại hình nghệ thuật thị giác nổi tiếng nhất của Nhật Bản. Cùng LOD - Daietsu tìm hiểu về nét độc đáo trong nghệ thuật này nhé.

Thư pháp Nhật bản có 3 phong cách viết chính. Đó là Kaisho, Gyousho, Sousho.

  • Kaisho có nghĩa là “viết thư pháp kiểu vuông”, là kiểu viết nhập môn của thư pháp, người mới bắt đầu học đều phải ngày ngày luyện viết kiểu chữ này. Kiểu chữ này rất tốt trong việc tạo nền tảng cho học viên sử dụng bút lông để viết chữ thư pháp. Trong phong cách Kaisho, mỗi nét chữ được viết ra đều thể hiện được sự cẩn thận và rõ ràng, tạo được kiểu thư pháp theo lối chữ in mà chúng ta có thể nhìn thấy trên các tờ báo.
  • Gyousho có nghĩa là là “viết thư pháp kiểu nhanh” muốn nói đến phong cách viết nửa chữ thảo trong thư pháp Nhật, cách viết mà hầu hết mọi người hay sử dụng nhiều trong ghi chú. Không giống với cách viết chữ thảo trong tiếng Hoa, trong phong cách Gyousho, những nét chữ được viết rời rạc theo phong cách Kaisho được kết hợp với nhau tạo thành phong cách viết trôi chảy và lưu loát hơn. Chữ viết theo kiểu này thường phổ thông và dễ đọc đối với đại đa số tầng lớp tri thức ở Nhật.
  • Sousho là “kiểu thư pháp nhiều nét”, đề cập đến phong cách viết chữ thảo trôi chảy trong thư pháp Nhật. Với cách viết này, người đọc rất khó đọc vì các nhà thư pháp hiếm khi cho phép bút lông của mình rời khỏi giấy, để có được nét chữ thanh nhã và nhanh hơn. Chỉ duy nhất những người nào học viết kiểu thư pháp này mới có thể dễ dàng đọc được nguyên bản thể thư của nó.

Để tạo nên 1 thư pháp hoàn chỉnh, người Nhật sử dụng 7 công cụ cơ bản gồm:

  • Giấy Nhật (Washi): được làm từ các sợi bên trong vỏ cây gampi, cây bụi misumata hoặc cây dâu giấy (kozo).
  • Thỏi mực (Sumi): thỏi mực càng lâu năm thì càng tốt. Những thỏi mức tốt nhất là những thỏi khoàng 50-100 tuổi
  • Nghiên mực (Suzuri): để mài mực (mài thỏi mực với nước).
  • Chăn giấy (Bunchin): cố định giấy trên mặt phẳng

  • Lót giấy (Shitajiki): đắt dưới giấy để tránh mực bị thấm ra ngoài.
  • Cọ (Fudé): dùng để viết. Cọ có thể có nhiều hình dạng và kích cỡ, thường được làm từ lông động vật. Phổ biến nhất là lông dê, cừu, bờm ngựa,… Cán bút được làm từ gỗ, tre, ngày nay có thể làm từ nhựa hay các vật liệu khác.
  • Ấn (chiện): nghệ thuật khắc ấn được gọi là tenkoku. Các học viên được khuyến khích tự khắc ấn riêng. Vị trí của dấu chiện này tùy thuộc vào quan niệm thẩm mĩ.

Trong thư pháp Nhật Bản, không có gì là bình thường hay vô nghĩa. Sự khởi đầu, hướng đi bút, hình thức, sự kết thúc của các đường, sự cân bằng giữa các nhân tố là vô cùng quan trọng với từng đường kẻ, từng điểm, thậm chí những khoảng trống củng bao hàm nhiều ý nghĩa. Chữ tượng hình, về bản chất, là sự hài hòa, cân đối và thăng bằng.

Ở Nhật Bản, thư pháp được coi như là một bộ môn nghệ thuật hiện đại, đang được tiến hành theo tinh thần cách tân. Sức sống của thư pháp trong đời sống hiện đại Nhật Bản biểu hiện ở lịch triển lãm định kỳ vào đầu tháng 7 hàng năm tại Tokyo và 9 thành phố khác ở Nhật cũng như tại gần 20 quốc gia trên thế giới. Ngoài ngày mùng 2 tháng 1 hàng năm là ngày hội viết chữ của cả nước, thư pháp còn được trọng dụng vào những dịp hiếu, hỉ, mừng tân gia hay mừng nhập môn, nhập trường… Hiện nay, thư pháp đã được đưa vào chương trình giáo dục phổ cập cho học sinh phổ thông của Nhật.

Contact Me on messenger